TƯ VẤN QUẢN TRỊ THUẾ, KẾ TOÁN TRÍCH TRƯỚC KẾ HOẠCH & THỰC TẾ CHI PHÍ SỬA CHỮA LỚN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 

 

Chi phí sửa chữa lớn Tài sản cố định là một khoản chi phí có ảnh hưởng trọng yếu đển kết quả kinh doanh hằng năm của các doanh nghiệp, đặc biệt là Doanh nghiệp sản xuất, xây lắp, dịch vụ bất động sản, khách sạn, nhà hàng… Làm sao để các doanh nghiệp chủ động lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ nhằm đảm bảo mục tiêu lợi nhuận đề ra hằng năm, đồng thời phản ánh đầy đủ, trung thực vào báo cáo tài chính nhưng cũng phù hợp với các quy định pháp lý có liên quan như phù hợp với Chế độ kế toán, Chuẩn mực kế toán và đặc biệt hệ thống pháp luậtt thuế?

BIZMAP & EDUBELIFE xin có chia sè chuyên môn chi tiết về chủ đề trên, để các chủ doanh nghiệp, bộ phận tài chính – kế toán các doanh nghiệp có thêm cơ sở tư vấn tin cậy khi đưa các các quyết định tài chính!

 CĂN CỨ PHÁP LUẬT

– Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định

+ Khoản 13 Điều 2 quy định:

“Sửa chữa tài sản cố định: là việc duy tu, bảo dưỡng, thay thế sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu của tài sản cố định.”

+ Khoản 2 Điều 7 hướng dẫn về đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định

“Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tỉnh tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.

Đối với những tài sản cố định mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ. ”

– Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC, Thông tư số 151/2014/TT-BTC, Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015, Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018 của Bộ Tài chính) hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

2.20. Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết.

Các khoản trích trước bao gồm: trích trước về sửa chữa lớn tài sản cố định theo chu kỳ, các khoản trích trước đối với hoạt động đã tính doanh thu nhưng còn tiếp tục phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng (kể cả trường hợp doanh nghiệp có hoạt động cho thuê tài sản, hoạt động kinh doanh dịch vụ trong nhiều năm nhưng có thu tiền trước của khách hàng và đã tính toàn bộ vào doanh thu của năm thu tiền) và các khoản trích trước khác.

Đối với những tài sản cố định việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí được trừ số chênh lệch này. ”

  • Căn cứ chuẩn mực kế toán Tài sản cố định (số 03) và Chuẩn mực số 18: Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng.
  • Căm cứ thông tư 200/2014/TT-BTC, hướng dẫn chi tiết hạch toán tài khoản 335, 352

 KẾT LUẬN

  1. Về công tác quản trị thuế (Thu nhập doanh nghiệp)

Như vậy, khi Doanh nghiệp có kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ, DN có thể căn cứ nhu cầu thực tiễn, thực hiện việc lập kế hoạch và trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ tính chu kỳ 2-3 năm.

Về nguyên tắc, khi lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ, Doanh nghiệp thực hiện trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ theo số phân bổ đều cho hàng năm, tại năm cuối cùng của chu kỳ sửa chữa nếu số thực chi sửa chữa lớn hơn số trích theo dự toán thì Doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí được trừ số chênh lệch này, nếu số thực chi sửa chữa TSCĐ nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.

(Chúng tôi gửi thêm công văn số 7567 /CTDAN-TTHT của Cục thuế Đà năng ngày 17/09/2025 để các bạn tiện nghiên cứu, ứng dụng.

  1. Về công tác kế toán trích trước theo kế hoạch chi phí sửa chữa TSCĐ

Đối với những TSCĐ mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Đối với trường hợp này, khi phát sinh sửa chữa tài sản, kế toán hạch toán như sau:

Nếu DN có kế hoạch sửa chữa ngay từ đầu năm, đã lập dự toán vào chi phí hàng năm

Khi DN đã lên kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ từ đầu năm thì DN có thể trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch cụ thể:

Hàng kỳ, kế toán trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch, ghi:

Nợ TK 627,641,642

Có TK 352 – Dự phòng phải trả

Chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, ghi:

Nợ TK 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ

Có TK 111,152,153,214,334,338…

Khi công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kết chuyển chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, ghi:

Nợ TK 352 (3524) – Dự phòng phải trả

Có TK 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ

Kế toán tiến hành xử lý số chênh lệch số chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh so với số được trích trước theo kế hoạch (nếu có), ghi:

+ Nếu số phát sinh thực tế lớn hơn số trích trước thì sẽ trích bổ sung, ghi:

Nợ TK 627,641,642…

Có TK 352 (3524) – Dự phòng phải trả

 

+ Nếu số thực tế phát sinh nhỏ hơn số trích trước thì ghi giảm chi phí (như quy định pháo luật dẫn chiếu trên) hoặc ghi tăng thu nhập khác (Căn cứ theo VAS 15 – Chuẩn mực kế toán số 15), ghi:

Nợ TK 352(3524) – Dự phòng phải trả

Có TK 627,641… hoặc TK 711 – Thu nhập khác

Trên đây là toàn bộ nội dung chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn xung quanh chủ đề: “ TƯ VẤN QUẢN TRỊ THUẾ, KẾ TOÁNTRÍCH TRƯỚC KẾ HOẠCH & THỰC TẾ CHI PHÍ SỬA CHỮA LỚN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH”. Trân trọng cảm ơn các bạn đã theo dõi.

BIZMAP & EDUBELIFE Kính chúc các doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững. Chúc các nhân sự tài chính kế toán ngày càng có thu nhập cao và được Ban giám đốc tin tường, trọng dụng!