TƯ VẤN PHÁP LUẬT THUẾ, HOÁ ĐƠN ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP BÁN TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI NGÂN HÀNG KHI DOANH NGHIỆP MẤT KHẢ NĂNG TRẢ NỢ

 

 

Để quản trị tài chính, đặc biệt trong trường Doanh nghiệp mất khả năng trả nợ ngân hàng và buộc phải bán tài sản đảm bảo để thanh toán nợ đến hạn thì việc nguồn thu từ bán tài sản này được hạch toán như thế nào? Có phải lập hoá đơn GTGT không? Có chịu thuế Giá trị gia tăng không? Có chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp không?

Bản Đồ Kinh Doanh BIZMAP & EDUBELIFE xin có chia sè chuyên môn chi tiết về chủ đề trên, để các chủ doanh nghiệp, bộ phận tài chính – kế toán các doanh nghiệp có thêm cơ sở tư vấn tin cậy khi đưa các các quyết định tài chính.

            CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngàỵ 27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngàỵ 12 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đối, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đối, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ, quy định:

“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2013/TT- BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính) như sau:

  1. 3. Sửa đổi, bổ sung điểm a Khoản 8 Điều 4 (Điều 4 – Đối tượng không chịu thuế GTGT – đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 8 Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính) như sau:

– Bán tài sản bảo đảm tiền vay do tố chức tín dụng hoặc do cơ quan thi hành án hoặc bên đi vay vốn tự bán tài sản bảo đảm theo ủy quyền của bên cho vay để trả nợ khoản vay có bảo đảm, cụ thể:

+ Tài sản bảo đảm tiền vay được bán là tài sản thuộc giao dịch bảo đảm đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.

+ Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.

Trường hợp hết thời gian trả nợ, người có tài sản bảo đảm không có khả năng trả nợ và phải bàn giao tài sản cho tổ chức tín dụng để tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật, các bên thực hiện thủ tục bàn giao tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật thì không phải xuất hóa đon GTGT.

Trường họp tổ chức tín dụng nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì tố chức tín dụng thực hiện hạch toán tăng giá trị tài san phục vụ sản xuất kinh doanh theo quy định. Khi tô chức tín dụng bán tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh nếu tài sản thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì tô chức tín dụng phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.

– Tại Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngàỵ 18 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, quy định:

“Điều 7. Thu nhập khác

  1. Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), các loại giấy tờ có giá khác.

Khoản thu nhập này được xác định bằng (=) doanh thu thu được từ việc chuyến nhượng tài sản, thanh lý tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản chuyến nhượng, thanh lý tại thời điếm chuyển nhượng, thanh lý và các khoản chi phí được trừ liên quan đến việc chuyến nhượng, thanh lý tài sản.

– Tại Điều 17 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, quy định:

“Điều 17. Căn cứ tính thuế

  1. Trường hợp tố chức tín dụng nhận giá trị bất động sản là tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm thì tố chức tín dụng khi được phép chuyển nhượng bất động sản theo quy định của pháp luật phải kê khai nộp thuế thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản vào Ngân sách Nhà nước. Trường hợp bán đấu giá bất động sản là tài sản bảo đảm tiền vay thì số tiền thu được thực hiện thanh toán theo quy định của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tố chức tín dụng và kê khai nộp thuế theo quy định. Sau khi thanh toán các khoản trên, số tiền còn lại được trả cho các tổ chức kinh doanh đã thế chấp bất động sản để bảo đảm tiền vay.

Trường họp tố chức tín dụng được phép chuyến nhượng bất động sản đã được thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi vốn nếu không xác định được giá vốn của bất động sản thì giá vốn được xác định bằng (=) vốn vay phải trả theo hợp đồng thế chấp bất động sản cộng (+) chi phí lãi vay chưa trả đến thời điếm phát mãi bất động sản thế chấp theo họp đồng tín dụng cộng (+) các khoản chi phí phát sinh khi chuyển nhượng bất động sản nếu có hóa đcm, chứng từ họp pháp.

…”            KẾT LUẬN

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Doanh nghiệp thế chấp tài sản bảo đảm là bất động sản đế vay vốn tại Ngân hàng, không còn khả năng trả nợ và đã bàn giao tài sản bảo đảm đó cho Ngân hàng theo thỏa thuận đế thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì:

– Doanh nghiệp không phải xuất hóa đơn GTGT, không phải kê khai và nộp thuế GTGT khi bàn giao tài sản bảo đảm cho Ngân hàng theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp tài sản bảo đảm khoản vay mà Doanh nghiệp đã bàn giao Ngân hàng thực hiện phát mại có giá trị lớn hơn khoản nợ của Doanh nghiệp và được Ngân hàng trả lại phần chênh lệch thì Doanh nghiệp phải kê khai, nộp thuế TNDN đối với khoản thu được từ phần chênh lệch. Trường họp Doanh nghiệp không nhận bất kỳ khoản thu nào từ việc bàn giao tài sản bảo đảm cho Ngân hàng thì không phải kê khai, nộp thuế TNDN đối với việc gán nợ bằng tài sản bảo đảm.

– Về việc hạch toán, chúng ta cũng chia 2 trường hợp như trên:

a/ Trường hợp: tài sản bảo đảm khoản vay mà Doanh nghiệp đã bàn giao Ngân hàng thực hiện phát mại có giá trị BẰNG khoản nợ của Doanh nghiệp, căn cứ các chứng từ theo quy định Doanh nghiệp hạch toán:

Nợ TK 341 (số dư nợ gốc khoản vay ngân hàng)

Nợ TK 335 (phần lãi vay đã trích trước phải trả ngân hàng nhưng chưa trả)

Nợ TK 331, 3388 (các chi phí phát mại tài sản Ngân hàng, hoặc các tổ chức liên quan đã cung cấp dịch vụ phát mại, giải chấp tài sản)

Có TK 211 (Bất động sản của Doanh nghiệp)

Các nghiệp vụ khác liên quan đến việc bất động sản hạch toán theo quy định tại Chuẩn mực Tài sản cố định; Thông tư 200/2014/TT-BTC. Các bạn có thể thao khảo thêm: Công văn 1641/CTDTH-TTHT Cục Thuế Đồng Tháp ngày 30/09/2024 (kèm theo bào viết này) và Bài viết tư vấn công tác thuế, kế toán thanh lý TSCĐ của EDUBELIFE theo đường link sau https://ketoanhongtrang.vn/quy-trinh-thu-tuc-ke-toan-thanh-ly-tscd/

b/ Trường hợp: tài sản bảo đảm khoản vay mà Doanh nghiệp đã bàn giao Ngân hàng thực hiện phát mại có giá trị LỚN HƠN khoản nợ của Doanh nghiệp, thì ngoài hạch toán trên, Doanh nghiệp căn cứ chứng từ theo quy định pháp luật, hạch toán khoản Giá trị thu về lớn hơn giá trị khoản nợ; hạch toán bổ sung vào thu nhập khác phẩn chênh lệch này và cuối kỳ xác định kết quả kinh doanh, tính vào thu nhập chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp theo quy định trên.

Nợ TK 112 (thu bằng tiền), 1388 (Chưa thu từ Ngân hàng)/ Có TK 711

Trên đây là Bài viết chia sẻ của chúng tôi về chủ để “TƯ VẤN PHÁP LUẬT THUẾ, HOÁ ĐƠN ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP BÁN TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI NGÂN HÀNG KHI DOANH NGHIỆP MẤT KHẢ NĂNG TRẢ NỢ”. Hi vọng giúp ích phần nào với các doanh nghiệp đang quan tâm. Trân trọng cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Bản Đồ Kinh Doanh BIZMAP & EDUBELIFE Kính chúc các doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững. Chúc các nhân sự tài chính kế toán ngày càng có thu nhập cao và được Ban giám đốc tin tường, trọng dụng!