Để mua hàng hoá dịch vụ mua vào không có hoá đơn như hàng nông sản, thuỷ hải sản … từ các bà con nông dân, các hộ kinh doanh, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đang sử dụng Bảng lê theo mẫu 01/TNDN theo quy định tại Thông tư 78/20214 thay cho hoá đơn GTGT đầu vào để phản ánh gái trị hàng mua vào của DN mình.
Tỷ lệ hàng mua vào với Bảng kê trên chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị hàng mua vào là nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp. Điều gì sẽ xảy ra nếu chứng từ mua hàng là Bảng lê theo mẫu 01/TNDN không phải lúc nào cũng đảm bảo là chứng từ hợp lệ theo quy định pháp luật? Việc này có thể dẫn đến những hệ luỵ to lớn, khó lường vì chi phí mua nguyên vật liệu, đầu vào có thể không đủ điều kiện là chi phí được trừ.
Thấu hiểu những băn khoăn này của các Doah nghiệp, Bản đồ kinh doanh BIZMAP & EDUBELIFE xin có bài viết chuyên môn chia sẻ chuyên sâu về chủ đề này
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 30 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019:
“Điều 30. Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế
Căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 91 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019:
Điều 91. Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
Căn cứ khoản 2, 3 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế GTGT, thuế TNCN và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh:
“Điều 4. Nguyên tắc tính thuế
Căn cứ khoản 1, 4 Điều 5 Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính:
“Điều 5. Phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai
Căn cứ Khoản 1, 2 Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính:
“Điều 7. Phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoản
Căn cứ khoản 1, điểm 2.4 khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/20Ị4/TT-BTC) như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:
– Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
– Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, sống, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phấm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;
– Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
– Mua phê liệu của người trực tiếp thu nhặt;
– Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
– Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).
Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê và được tính vào chi phí được trừ. Các khoản chi phí này không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điếm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.”
Căn cứ Điều 5, Điều 18 Luật thuế Giá trị gia tăng năm 2024
Điều 5: Đối tượng không chịu thuế GTGT Luật thuế GTGT năm 2024
Điều 18. Hiệu lực thi hành Luật thuế GTGT năm 2024
KẾT LUẬN
Căn cứ các quy định trên,
a/ Để được tính vào chi phí với hàng hóa, dịch vụ Doanh nghiệp của bạn mua của cá nhân có doanh thu bán ra trên 100.000.000 đồng/năm thì cá nhân đó phải là cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh.
Từ 01/01/2026, căn cứ khoản 25 Điều 5 và Điều 18 Luật thuế GTGT năm 2024, Quy định về mức doanh thu của hộ, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế được năng từ 100.000.000 đồng lên 200.000.000 đồng/năm.
Mời các bạn tham khảo thêm 02 bài viết của Edubelife liên quan đến
https://ketoanhongtrang.vn/thong-tu-40-2021-tac-dong-lon-den-nghia-vu-thue-ca-nhan-kinh-doanh/
b/ Nếu cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai thì sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
c/ Nếu cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh và phải khai thuế, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.
Chân thành cảm ơn bạn đã quan tâm, theo dõi. , Bản đồ kinh doanh BIZMAP & EDUBELIFE kính chúc các doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững. Chúc các nhân sự tài chính kế toán ngày càng có thu nhập cao và được Ban giám đốc tin tường, trọng dụng!